Không giống như người lớn chúng ta, bé cần được cung cấp hàm lượng các dưỡng chất tương ứng với độ tuổi phát triển. Vì vậy không chỉ với thức ăn chính, loại nước mắm dành cho trẻ em cũng cần được lựa chọn và sử dụng đúng cách. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thành phần, cách dùng và một số lưu ý quan trọng cần biết đối với sản phẩm này.
Thành phần chính của nước mắm dành cho trẻ em
Nước mắm dành cho trẻ em là sản phẩm được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ. Bên trong chai nước mắm loại này có các thành phần dưỡng chất đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của nước mắm trẻ em
- Cá cơm than: 100% loại cá cơm than được tuyển chọn theo tiêu chuẩn to, béo và tươi sống.
- Muối tinh khiết: Có độ mặn thấp để đảm bảo sức khỏe cho bé cưng.
- Độ đạm nguyên chất: Hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của bé.
- Đặc biệt: Sản phẩm không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia và các chất điều vị khác làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bé.
Dựa trên các thành phần có trong nước mắm, sản phẩm đem đến giá trị dinh dưỡng cao cho bé, bao gồm:
- Vitamin: Vitamin B1, B2, B12 hỗ trợ phát triển mạnh mẽ tế bào não.
- Các khoáng chất thiết yếu: Canxi và sắt kích thích phát triển chiều cao và khả năng đề kháng ở trẻ.
- Omega 3: Tăng cường thị giác, đem đến đôi mắt sáng tinh anh.
- Axit amin: Chứa cả hoạt chất Lysine hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn.
Sự khác biệt giữa nước mắm cho trẻ em và người lớn
Nếu so với nước mắm người lớn, nước mắm cho bé có đôi chút khác biệt về nguyên liệu, độ đạm, độ mặn và mùi vị như sau:
Nguyên liệu sản xuất
- Nước mắm người lớn: Được sản xuất từ cá cơm than và các loại cá cơm trắng kết hợp với muối hạt.
- Nước mắm trẻ em: Được sản xuất từ 100% loại cá cơm than không có lẫn các loại cá cơm khác nên mang giá trị dinh dưỡng rất cao.
Độ mặn nước mắm
- Nước mắm người lớn: Cá và muối dùng để sản xuất nước mắm được kết hợp với tỷ lệ 3:1 nên độ mặn lớn.
- Nước mắm trẻ em: Cá và muối được kết hợp theo tỷ lệ tương ứng là 4:1 hoặc 4:½. Do đó, sản phẩm cho bé có độ mặn thấp hơn nước mắm người lớn, rất phù hợp cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Độ đạm trong nước mắm
- Nước mắm người lớn: Độ đạm trung bình dao động từ 25 đến 30 gN/l.
- Nước mắm trẻ em: Có lượng đạm trung bình dao động từ 34 đến 35 gN/l. Một số sản phẩm cao cấp khác thậm chí còn chứa độ đạm nước mắm lên đến 38 gN/l nên cung cấp hàm lượng vitamin và axit amin cao hơn nước mắm người lớn.
Màu sắc và mùi vị
- Nước mắm người lớn: Một số sản phẩm có chứa chất phụ gia và phẩm màu làm màu sắc và mùi hương đậm đà hơn so với nước mắm trẻ em.
- Nước mắm cho bé: Không chứa các hoạt chất hóa học khác nên có màu nhạt hơn và mùi ít nồng hơn giúp bé dễ sử dụng.
Nước mắm dành cho bé phù hợp với trẻ mấy tuổi?
Như chúng ta đã biết, trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi chỉ bú mẹ hoàn toàn và không cần bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Nhưng khi trẻ bước vào tháng thứ 6, các mẹ có thể tập cho bé ăn cháo pha loãng nghiền với rau củ và thực phẩm mềm.
Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng vào thời điểm này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt. Bạn không nên cho vào món ăn của con bất kỳ loại gia vị gì để tránh đường ruột kích ứng dẫn đến tiêu chảy.
Đến giai đoạn tháng thứ 8, cơ thể của trẻ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển mạnh mẽ. Đây là lúc mẹ có thể nêm gia vị và cả nước mắm trẻ em vào bên trong món ăn của con.
Điều quan trọng là mẹ phải nêm lượng nước mắm vừa đủ dùng cho bé. Vì nếu nêm nếm quá nhạt hay quá mặn đều khiến cơ thể của bé gặp vấn đề, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng.
Vì sao mẹ nên dùng nước mắm cho trẻ em?
Cũng giống như người lớn, nước mắm là một loại gia vị rất quan trọng đối với khẩu phần ăn của bé. Sản phẩm này đem đến những lợi ích sau đây cho trẻ nhỏ:
- Kích thích vị giác: Với một món ăn quá nhạt sẽ khiến trẻ dễ ngấy và không muốn thưởng thức. Nhưng nếu bạn thêm vào bên trong một chút nước mắm ngon, hương vị sẽ đậm đà hơn và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng dồi dào: Các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín cung cấp đầy đủ hàm lượng đạm, sắt, canxi và vitamin hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Theo đó, thể chất và trí não của trẻ sẽ được hoàn thiện theo thời gian.
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Trong nước mắm cho bé ăn dặm có chứa nhiều thành phần axit amin tự nhiên được thủy phân hoàn toàn từ cá cơm than. Khi đi vào đường ruột, axit amin sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- An toàn cho sức khỏe: So với nước mắm người lớn có chứa độ mặn và các chất phụ gia không tốt cho trẻ, nước mắm tinh khiết cho bé đảm bảo độ an toàn cao hơn rất nhiều.
Vì vậy, việc chọn mua và sử dụng nước mắm đúng cách đang được rất nhiều các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Mẹ nên cập nhật thông tin quan trọng này để nuôi con thông minh.
>>>> Tham khảo thêm: Danh sách nước mắm an toàn với sức khỏe
Sử dụng đúng cách nước mắm dành cho trẻ em
Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết, mỗi một độ tuổi khác nhau trẻ sẽ cần hàm lượng dinh dưỡng khác biệt. Do đó, các mẹ nên căn cứ vào độ tuổi của con để sử dụng nước mắm cho trẻ ăn dặm đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết mà bạn không nên bỏ qua:
Cách dùng nước mắm cho bé từ 8 tháng đến dưới 12 tháng tuổi
Ở đoạn từ 8 đến dưới 12 tháng tuổi, bé có thể làm quen với nước mắm bằng những giọt đầu tiên. Vì vậy, mẹ nên trộn vào bữa ăn của bé 1 – 2 giọt nước mắm ngon với tần suất 2 – 3 ngày/lần.
Trường hợp bạn sử dụng các loại bột cháo hoặc thức ăn dặm đóng gói có hạt nêm sẵn, thì không nên dùng thêm nước mắm để tránh dư muối.
Cách dùng nước mắm cho bé từ 12 tháng đến 24 tháng
Ở giai đoạn từ 12 đến 2 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn so với giai đoạn sơ sinh. Nhưng liều lượng nước mắm cần sử dụng khi này cũng không nên quá nhiều.
Tốt nhất là các mẹ chỉ nên thêm vào thức ăn từ 1/4 đến ⅓ muỗng cafe nước mắm cho bé. Tần suất sử dụng được khuyến cáo khi này là 2 ngày/lần.
Cách dùng nước mắm cho trẻ trên 24 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn 24 tháng tuổi, bé đã có thể ăn cơm và thậm chí là ngồi ăn cùng với gia đình. Hàm lượng dinh dưỡng mà bé cần ở giai đoạn này cũng cao hơn trước kia rất nhiều.
Do đó, khi chế biến thức ăn cho con, mẹ có thể thêm từ 1/3 đến ½ muỗng cà phê nước mắm/lần với tần suất 1 lần/ngày. Lưu ý là bạn phải nêm nếm nước mắm với các loại gia vị khác sao cho thật vừa ăn để bé yêu ngon miệng.
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình sử dụng nước mắm cho bé dưới 1 tuổi, nhiều mẹ thắc mắc không biết trẻ ăn quá nhạt hoặc quá mặn sẽ bị bệnh gì? Cho trẻ ăn chung nước mắm với người lớn được không? Chúng ta sẽ cùng tháo gỡ các vấn đề này qua những thông tin quan trọng dưới đây.
Cho trẻ ăn chung nước mắm người lớn được không?
Không. Bởi như phân tích ở trên, nước mắm cho người lớn có độ mặn cao hơn nhu cầu của bé. Nhiều sản phẩm còn chứa chất phụ, gia, chất bảo quản và chất tạo mùi không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Chỉ các sản phẩm dành riêng cho bé được làm từ cá cơm than nguyên chất, tươi sạch mới là lựa chọn tốt nhất.
Trẻ ăn quá nhạt sẽ bị thiếu chất gì?
Thời gian gần đây, ăn nhạt trở thành trào lưu trong giới mẹ bỉm. Nhưng việc cho bé sử dụng các món ăn nhạt vị sẽ làm cơ thể trẻ thiếu hụt lượng muối cần thiết. Nếu tình trạng này kéo dài, hàm lượng Natri trong máu của bé sẽ tụt giảm nghiêm trọng khiến não bộ bị tổn thương.
Ngoài ra, việc thiếu muối, thiếu Natri còn khiến cho chân tay trẻ bị phù nề, suy gan, suy thận, suy tim và thậm chí là tử vong.
Trẻ Ăn quá mặn sẽ bị bệnh gì?
Trái ngược với việc ăn nhạt, nếu cho trẻ ăn mặn bạn sẽ khiến cơ thể của bé dung nạp lượng muối quá dư thừa. Số lượng muối này rất khó được đào thải qua quả thận nhỏ bé còn chưa hoàn thiện của trẻ.
Theo thời gian, bé sẽ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tim mạch, huyết áp tăng cao và thậm chí là suy thận mãn tính.
Lượng muối bé cần hấp thụ mỗi ngày qua nước mắm là bao nhiêu?
Trước những tác hại của việc ăn quá mặn và quá nhạt, mẹ nên nghiên cứu kỹ lưỡng lượng muối cần thiết cho trẻ mỗi ngày như sau:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Nhỏ hơn hoặc bằng 1g/ngày.
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 1,5 g/ngày.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 1,9 g/ngày.
- Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 2,2 g/ngày.
- Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: 2,3 g/ngày.
Căn cứ vào hàm lượng muối nêu trên, mẹ hãy đối chiếu với độ mặn của loại nước mắm mà mình đang sử dụng để cân nhắc liều lượng dùng. Hãy áp dụng quy tắc từ ít đến nhiều để bé dần thích nghi và làm quen với khẩu vị mới.
Đến đây, các mẹ đã nắm được thành phần, công dụng và cách sử dụng phù hợp đối với nước mắm dành cho trẻ em. Bạn hãy nhanh tay tìm mua cho con loại nước mắm bổ dưỡng và sử dụng đúng hướng dẫn để bé yêu phát triển toàn diện.
>>>> Xem thêm: Nên ăn nước mắm truyền thống hay nước mắm công nghiệp?