Gạo lứt hiện nay được nhiều người lựa chọn sử dụng vì tin rằng tác dụng của gạo lứt tốt hơn so với các loại gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, thực tế không phải ai ăn gạo lứt cũng tốt cho sức khỏe. Vậy gạo lứt có tác dụng gì? Và những người không nên ăn gạo lứt? Sau đây, hãy cùng Onmart tìm hiểu thông tin chi tiết về gạo lứt qua bài viết dưới đây!
Gạo lứt có tốt hơn gạo trắng thông thường?
Không giống với gạo trắng, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế mà chỉ loại bỏ lớp vỏ bên ngoài nên còn giữ lại nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo lứt nằm ở lớp màng cám gạo, với nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên như protein, thiamin, canxi, magiê, chất xơ và kali. Cũng chính nhờ lớp cám bên ngoài mà gạo lứt có giá trị dinh dưỡng gấp nhiều lần so với gạo trắng.
Thế tại sao khi xay gạo trắng ta không chừa lại phần cám để ăn? đấy chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi, với công nghệ xay xát thường nếu để lại lớp cám sẽ dễ bị biến đổi chất ở điều kiện thường. Khi đó, các chất dinh dưỡng sẽ mất đi và thay vào những chất độc hại cho người sử dụng.
Còn gạo lứt được xay xát bằng công nghệ hiện đại nên lớp cám vẫn sẽ giữ trọn thành phần dinh dưỡng dồi dào. Đây cũng chính là lý do khiến gạo lứt có giá thành cao hơn so với các loại gạo trắng thông thường.
12 tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Với thành phần dinh dưỡng như trên thì ăn gạo lứt có tác dụng gì cho sức khỏe? Sau đây, hãy cùng Onmart điểm qua 12 tác dụng của gạo lứt nhé!
#1. Ăn gạo lứt có giảm cân không?
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp hạn chế nộp thêm lượng calo và ăn những loại thực phẩm không lành mạnh. Ngoài ra, gạo lứt chứa ít calo nên có thể giúp ngăn ngừa tích tụ chất béo và giúp đốt cháy calo.
Trong gạo lứt còn có chứa mangan giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể. Bên cạnh đó, tác dụng của gạo lứt đối với việc kiểm soát cân nặng đã được một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008 công nhận.
Do đó, bạn có thể sử dụng gạo lứt trong việc kiểm soát cân nặng bằng cách ăn cơm gạo lứt hoặc có thể uống nước gạo lứt rang.
#2. Tác dụng của gạo lứt đối với tim mạch
Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Theo một nghiên cứu của Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Journal) vào năm 2005 cho thấy chất xơ trong gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch vành và tắc nghẽn động mạch.
Một nghiên cứu của Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế năm 2014 cho thấy gạo lứt làm giảm các triệu chứng viêm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nhiều béo phì, thừa cân.
Ngoài ra, theo nghiên cứu vào năm 2016 của tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng kết luận rằng gạo lứt có chứa hợp chất phenolic giúp phòng các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
#3. Công dụng của gạo lứt giảm cholesterol xấu
Lợi ích của gạo lứt giùm làm giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu là nhờ có thành phần dinh dưỡng giàu chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng tinh dầu trong gạo lứt của cũng giảm cholesterol xấu.
Và tác dụng của gạo lứt đối với cholesterol xấu đã được các nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ (năm 2005) và Tạp chí Dinh dưỡng Anh (năm 2014) chứng minh.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt còn giúp cơ thể tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL).
#4. Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa
Gạo lứt là một trong những thực phẩm giàu chất có chứa chất chống oxy hóa cao, giống như những loại hoa quả, trái cây khác như việt quất, dâu tây,…
Tác dụng chống oxy hóa của gạo lứt giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mịn màng và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa do tuổi tác.
#5. Gạo lứt có tác dụng gì? Giảm nguy cơ tiểu đường
Gạo lứt được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Theo một nghiên cứu của Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng năm 2006 cho thấy lượng đường có trong gạo lứt thấp hơn 23.7% so với gạo trắng. Mà gạo lứt còn chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và dầu hơn nên rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Một nghiên cứu khác vào năm 2010 trên Tạp chí Archives of Internal Medicine đã khuyến cáo các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên bổ sung carbohydrate có trong gạo lứt thay cho gạo trắng.
#6. Tác dụng của gạo lứt trong phòng ngừa ung thư
Tác dụng của gạo lứt trong phòng ngừa bệnh ung thư đã được một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa (Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention) vào năm 2000. Nghiên cứu này đã chứng minh trong gạo lứt có chứa hợp chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Journal of Nutrition) vào năm 2004 cũng chứng minh rằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư liên quan đến nội tiết tố.
#7. Gạo lứt điều trị nhiễm nấm candida
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột là những điều cấm kỵ đối với bệnh nhân bị nhiễm nấm candida. Trong khi đó, gạo lứt có đặc tính dễ tiêu hóa và giàu chất xơ nên được khuyến khích sử dụng khi điều trị nấm candida.
#8. Lợi ích của gạo lứt đối với hệ miễn dịch
Công dụng của gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần dinh dưỡng dồi dào gồm các vitamin, khoáng chất, phenolic thiết yếu cho cơ thể.
Hơn nữa, nhờ có các chất oxy hóa dồi dào gạo lứt giúp ngăn ngừa các tổn thương tế bào do các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa da.
#9. Tác dụng của gạo lứt đối với xương khớp
Chỉ với 226gr gạo lứt có thể cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày của cơ thể. Mà magie là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương khớp chắc khỏe.
Việc thiếu hụt magie khiến cho mật độ xương thấp và có thể gây ra nguy cơ bị bệnh viêm khớp hoặc loãng xương. Do đó, bạn cần bổ sung lượng magie thông qua gạo lứt hàng ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
#10. Công dụng của gạo lứt đối với ruột
Tác dụng của gạo lứt giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn nhờ có chứa chất xơ không hòa tan. Loại chất xơ này còn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón và bệnh trí.
Bên cạnh đó, trong gạo lứt còn chứa một lượng lớn chất mangan giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo và xây dựng chế độ dinh dưỡng không chứa gluten.
#11. Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Đối với hệ thần kinh
Gạo lứt có một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh chờ chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Vitamin E: phòng các bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa.
- Vitamin B: tăng cường trao đổi chất giúp não bộ và hệ thần kinh hoạt động tốt.
- Kali và canxi: giúp tác dụng của gạo lứt trong duy trì các tế bào thần kinh và tế bào cơ thể khỏe mạnh.
- Mangan: giúp hình thành hormon và các axit béo cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài ra, mangan còn có tác dụng ngăn ngừa co cơ và điều khiển hoạt động của hệ thần kinh.
#12. Tác dụng của gạo lứt với trẻ em
Gạo lứt chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào và hoàn toàn tự nhiên nên rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, gạo lứt cũng không gây dị ứng nên bạn có thể sử dụng để nấu cháo hoặc nấu bột cho trẻ ăn dặm trên 6 tháng tuổi.
>>>> Tham khảo thêm: So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ?
Những lưu ý cần biết khi ăn gạo lứt
Gạo lứt có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn gạo lứt bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Kiểm tra độ tươi của gạo lứt trước khi mua.
- Gạo lứt có thời gian bảo quản không lâu, chỉ khoảng 5 tháng trong môi trường chất không ở nhiệt độ phòng.
- Chỉ nên mua lượng vừa đủ sử dụng, không nên mua quá nhiều gạo lứt vì khi để quá lâu lớp dầu tự nhiên của gạo lứt có thể bị hư.
- Không thể cơm gạo lứt ở môi trường ngoài quá lâu và cũng không nên hâm cơm gạo lứt quá một lần.
- Nấu gạo lứt cần đổ nhiều nước hơn so với các loại gạo trắng thông thường và thời gian chín cũng sẽ lâu hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng của gạo lứt
Những người không nên ăn gạo lứt?
Không thể phủ nhận tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe là vô cùng lớn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn gạo lứt được. Một số đối tượng sau đây cần hạn chế sử dụng gạo lứt:
- Người tiêu hóa kém: gạo lứt cứng và nhiều chất xơ nên có thể khiến dạ dày làm việc vất vả nếu bạn hệ tiêu hóa kém hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Người thiếu hụt canxi, sắt: trong gạo lứt chứa axit phytic khi gặp chất khoáng sẽ bị kết tủa, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của cơ thể.
- Người hoạt động thể lực năng: gạo lứt cung cấp ít năng lượng nên không phù hợp với những người thường xuyên hoạt động thể lực nặng.
- Trẻ em tuổi dậy thì: ở độ tuổi này trẻ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Mà hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt có thể khiến cản trở hấp thụ và khiến cơ thể trẻ thiếu hụt dinh dưỡng.
- Người cao tuổi và trẻ nhỏ: có hệ tiêu hóa kém, chưa hoàn thiện hoặc bị suy yếu nên không thể sử dụng thực phẩm chức nhiều chất xơ như gạo lứa vì sẽ gây khó tiêu.
Có nên ăn gạo lứt hàng ngày?
Theo ThS.BS.TTƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) chỉ nên ăn gạo lứt từ 2 – 3 lần/ tuần. Bởi sử dụng quá thường xuyên không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn gây phản tác dụng.
Đặc biệt, đối với trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mang thai thì không thể sử dụng nhiều gạo lứt.
1 ngày nên ăn bao nhiêu gạo lứt?
Bạn có thể ăn 1 – 2 bữa cơm gạo lứt mỗi ngày, tuy nhiên không nên ăn 3 bữa cơm gạo lứt trở lên vì có thể gây ra các tác dụng ngược. Và mỗi người trường thành không nên ăn quá 200gr gạo lứt mỗi ngày.
Tác dụng của gạo lứt rất tuyệt vời đối với sức khỏe, như ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch,… Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn gạo lứt trong liều lượng cho phép để tránh gây phản tác dụng. Hy vọng những thông tin về tác dụng của gạo lứt do Onmart tổng hợp hữu ích cho Quý bạn đọc!
>>>> Có thể bạn quan tâm: